Việt kiều trên thế giới Việt_kiều

Theo số liệu của Học viện Ngoại giao năm 2012, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 4 triệu người và phân bố không đồng đều tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Áchâu Đại Dương.

Châu Mỹ

Hoa Kỳ

Với gần 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ[23], vào thời điểm năm 2010 số người Việt ở Mỹ chiếm khoảng một nửa số Việt kiều trên toàn thế giới. Họ thường tập trung ở miền Tây, chủ yếu là ở các khu vực đô thị. Riêng tiểu bang California chiếm phân nửa, tập trung đông đảo nhất tại Quận Cam, sau đó là San Jose, CaliforniaHouston, Texas. Trong số 1,132,031 người từ 25 tuổi trở lên, 30.2% không có bằng trung học, 21.5% chỉ tốt nghiệp trung học hoặc tương đương, 18.6% có bằng cử nhân, 22.8% có bằng nghề hoặc liên kết, 6.9% có bằng tốt nghiệp[24] hoặc chuyên nghiệp[23]. Vì hầu hết số người Mỹ gốc Việt là người tỵ nạn chống cộng sản hay thân nhân của người tỵ nạn, họ là thành phần bất đồng chính kiến với chính quyền cộng sản Việt Nam.[25] Nhiều người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và gần đây đã vận động chính quyền địa phương công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng cho cộng đồng người Việt Hải Ngoại qua "Chiến dịch Cờ Vàng" và nay được xem là "Lá cờ Tự do và Di sản" (Heritage and Freedom Flag) của người Việt tại Mỹ.

Canada

Người Canada gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Canadian) là những người sinh sống tại Canada có nguồn gốc dân tộc Việt. Người Việt tại Canada là một trong những cộng đồng dân tộc có nguồn gốc khác châu Âu lớn nhất tại Canada.

Những người Việt đầu tiên tại Canada là sinh viên học sinh du học từ miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Nhiều người Việt bắt đầu di cư đến Canada sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với hàng nghìn người tị nạn từ miền Nam Việt Nam để tránh chế độ cộng sản. Từ con số 1.500 người vào cuối năm 1974, cộng đồng người Việt tại Canada đã tăng trưởng mạnh và đã lên đến 180.000 người vào năm 2006, trở thành một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới.

Châu Đại Dương

Úc

Bài chi tiết: Người Úc gốc Việt

Theo cuộc thống kê toàn quốc năm 2001, dân số Úc có 154.807 người sinh tại Việt Nam và 174.246 người dùng tiếng Việt trong các hoạt động trong gia đình[26]. Nếu kể cả những con em gốc Việt sinh tại Úc, con số người gốc Việt lên đến 245 ngàn người. Vì lý do ngôn ngữ, liên hệ gia đình, việc làm và nhất là do tình đồng hương, đa số người Việt sống quây quần với nhau và thường tập trung tại các thành phố lớn như Sydney, Melbourne. Người Việt vùng Sydney tụ tập đông nhất ở Cabramatta, còn mệnh danh là "Saigonmatta"[cần dẫn nguồn], và khu Bankstown ở ngoại ô phía tây thành phố. Cộng đồng người Việt tại Úc là một cộng đồng non trẻ, vì mới thành lập và có tuổi bình quân là trẻ. Người Việt tại Úc thường sống rất đoàn kết[27], và thường xuyên có những sinh hoạt cộng đồng để giữ gìn văn hóa và bản sắc Việt[27]. Nhiều Hội đoàn đồng hương được thành lập, như Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu. Nhiều người Úc gốc Việt cũng tạo nhiều thành công trong đời sống. Về mặt chính trị, nhiều người cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyển Úc, như ông Lê Văn Hiếu hiện là Phó toàn quyền tiểu bang Nam Úc, bà Lâm Lệ Hoa (Le Lam) hiện là thị trưởng thành phố Auburn, New South Wales và là phụ nữ Úc cũng như người châu Á đầu tiên giữ chức vụ thị trưởng tại Úc[28], Nguyễn Minh Sang (Sang Nguyen) từng là thị trưởng trẻ nhất quận hạt Richmond và hiện là nghị sĩ tiểu bang Victoria[29]. Về khoa học, nữ Tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Trang là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa học Kỹ thuật Hoàng gia, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội thực nghiệm Úc, giáo sư - tiến sĩ sử học Trần Mỹ Vân tại Đại học Nam Úc (University of South Australia)[30]. Về Y học, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư Dịch tễ học trường UNSW School of Public Health and Community Medicine và là giáo sư Y học dự đoán của trường University of Technology, Sydney[31].

Châu Á

Đài Loan

Theo báo Tiền phong online ngày 9 tháng 12 năm 2006, cộng đồng người Việt sống ở Đài Loan tính đến nay đã có hơn 20 vạn người, trong đó có khoảng 10 vạn là cô dâu lấy chồng người Đài Loan, hơn 7 vạn là những người lao động sang làm việc, trong đó có 80% là phụ nữ. Như vậy số Việt kiều chỉ khoảng dưới 10 vạn người.

Còn theo số liệu mới nhất của Uỷ ban các vấn đề lao động (COA), hiện có 85.528 người Việt Nam làm việc tại Đài Loan. Tuy nhiên đây không phải là Việt kiều theo đúng nghĩa mà là những người quốc tịch Việt Nam sống và làm việc có thời hạn tại Đài Loan.

Campuchia

Lào

Thái Lan

Triều Tiên

Người Việt tại Triều Tiên có một lịch sử từ cuối thời nhà Lý khi nhiều hoàng tử của nhà Lý đã chạy qua Cao Ly để tỵ nạn chính trị ở triều đình của vương quốc Goryeo sau khi nhà Trần lên nắm quyền. Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia làm hai quốc gia CHDCND Triều TiênHàn Quốc, người Việt tại đây tiếp tục sống ở cả hai quốc gia.

Người Việt di cư sang Hàn Quốc sau này nhưng đã tăng về số lượng, họ gồm công nhân, phụ nữ lấy chồng Hàn thông qua các đơn vị môi giới hôn nhân. Năm 1994, có 20.493 người lao động nhập cư từ Việt Nam đến Hàn Quốc bằng hộ chiếu tu nghiệp sinh, đến năm 1997,con số này đã tăng 10% lên 22.325 người. Phần lớn công nhân nhập cư Việt Nam tại Hàn Quốc là nam giới có tay nghề thấp hoặc không được đào tạo nghề và làm trong các công ty vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động chân tay như ngành chế tạo và ngư nghiệp.

Singapore

Người Việt định cư lâu dài (Permanent Resident) ở Singapore chủ yếu là cô dâu Việt lấy chồng người Singapore. Phần lớn họ đến từ các tỉnh phía nam Việt Nam, chủ yếu miền Tây Nam Bộ. Trong những năm 2000 trở đi, Singapore có chính sách nhập cư thông thoáng và ưu đãi lao động trình độ cao. Du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp đại học công lập tại Singapore (Nanyang Technological University, National University of Singapore, Singapore Management University) được khuyến khích định cư và nhập quốc tịch Singapore. Hiện nay họ đã trở thành một phần đáng kể trong cộng đồng người Việt định cư ở đảo quốc này.

Theo thông báo từ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore trong Tiệc chiêu đãi Đón tết Cổ truyền tại Đại sứ Quán năm 2012, tại Singapore có khoảng 12 000 người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc. Một số nguồn tin cũ hơn ước tính số lương 7 000 người Việt tại Singapore[32]. Với chính sách nhập cư ngày càng thắt chặt, nhất là sau Bầu cử năm 2011, phần lớn người Việt ở Singapore hiện nay đều là non-resident chủ yếu là sinh viên và người lao động với visa lưu trú có thời hạn.

Châu Âu

Pháp

Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000[33] đến 250.000[34] người.

Đức

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức có 87.214 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức tính đến cuối năm 2015 [35][36], trong số đó 22.469 người lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp lâu năm hay tiền trợ cấp xã hội (2014).[35][37]. Không được tính trong các con số đó là những người Việt đã nhập quốc tịch Đức. Giữa những năm 1981 và 2007, 41.499 người đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch Đức[35].Thêm vào đó, khoảng 40.000 người di cư gốc Việt không chính thức cũng hiện đang sinh sống tại Đức, chủ yếu tại các bang ở miền Đông[38].

Cộng hòa Séc

Cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc, tính đến năm 2011, vào khoảng 58.000 người, là cộng đồng người nhập cư lớn thứ 3 tại Cộng hòa Séc (là cộng đồng thiểu số lớn thứ 3 sau UkrainaSlovakia). Họ Nguyễn hiện là họ phổ biến đứng thứ 9 tại Cộng hòa Séc.[39]

Hiện công đồng người Việt tại Cộng hòa Séc đã là dân tộc thiểu số chính thức (official minority).[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_kiều http://uae-embassy.ae/Embassies/vn/Content/1758 http://www.pioneerwomen.com.au/quiltsigs.htm http://www.vietnameseinaustralia.com.au/ http://www.unisanet.unisa.edu.au/staff/homepage.as... http://www.garvan.org.au/research/bone-biology/gen... http://www12.statcan.ca/census-recensement/2006/dp... http://www.calitoday.com/news/view_article.html?ar... http://www.economist.com/news/asia/21643235-workin... http://books.google.com/books?id=TaDWFZYoZC8C&pg=P... http://www.mediafire.com/?s791b2lzceibrsp